Luật giải U23 châu Á có thể bạn sẽ cần

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn một cách rõ ràng về luật giải U23 châu Á, một giải đấu mà chúng ta đặt nhiều kì vọng.

Giải U23 châu Á là gì?

Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu khái niệm và sự ra đời của giải U23 châu Á.

Khái niệm

Giải vô địch bóng đá U-23 châu Á (tên Tiếng Anh là: AFC U23 Championship, và tên gọi khác của giải đấu này là  AFC U23 Asian Cup) là giải đấu quốc tế được tổ chức bởi AFC (tức Liên đoàn bóng đá châu Á) dành cho các cầu thủ bóng đá trong độ tuổi từ 23 tuổi trở xuống. 

Sự ra đời

Giải đấu đầu tiên đã được tổ chức vào năm 2013 và các trận đấu vòng loại diễn ra  năm 2012, nhưng vòng chung kết đã bị hoãn lại để tổ chức vào tháng 1 năm 2014.

Giải đấu được tổ chức một cách chính thức là 2 năm một lần. Đặc biệt, giải U23 châu Á năm 2016 đồng thời cũng chính  là vòng loại Thế vận hội mùa hè 2016.

Ví dụ

Đặc biệt là giải đấu U23 châu Á được tổ chức ở Trung Quốc, đội tuyển Việt Nam đã ngoạn mục bước vào trận chung kết với Uzbekistan, đội bóng đã đánh bại chính đương kim vô địch Nhật Bản trong trận tứ kết. Tuy trận chung kết Uzbekistan đã xuất sắc giành được tấm huy chương vàng đầu tiên của họ, nhưng các cầu thủ U23 Việt Nam, với sự chiến đấu ngoan cường bất chấp mọi điều kiện khắc nghiệt, vẫn mãi là mốc son vàng trong lịch sử bóng đá Việt Nam “ U23 Việt Nam- Thường Châu tuyết trắng”.

Sau nhiều giải đấu U23 châu Á được diễn ra, luật giải U23 châu Á cũng có rất nhiều sự thay đổi sẽ được chúng tôi đề cập ngay sau đây.

Các luật thi đấu

Luật giải U23 châu Á có khá nhiều điểm tương đồng với luật bóng đá 11 người, trừ những yếu tố đặc trưng theo đúng tên gọi của giải đấu như giới hạn độ tuổi,…

Độ tuổi tham dự

Theo luật giải 2020 mới nhất thì các cầu thủ sinh vào hoặc là sau ngày 1/1/1997 mới đủ điều kiện tham dự giải đấu, tức là các cầu thủ không được quá 23 tuổi.

Nếu xét theo luật giải U23 châu Á thì giải đấu 2020 chúng ta vẫn còn có thể thấy những Bùi Tiến Dũng, Hà Đức Chinh, Quang Hải hay Trần Đình Trọng, những con người đã góp công lớn vào tấm Huy chương Bạc trên đất Thường Châu ngày nào.

Nhiều cầu thủ trụ cột đã quá tuổi thi đấu
Nhiều cầu thủ trụ cột đã quá tuổi thi đấu

Tuy nhiên, các cầu thủ như Nguyễn Công Phượng, cựu thủ quân U23 Lương Xuân Trường, những người không chỉ là trụ cột trong giải U23 châu Á 2018 mà còn là những cái tên sáng giá và quen thuộc đã đồng hành với đội tuyển Việt Nam thậm chí ngay trước khi huấn luyện viên Park Hang Seo đến Việt Nam và thổi luồng sinh khí mới cho bóng đá nước nhà, họ sẽ phải vắng mặt vì quá tuổi thi đấu, đó là một sự hụt hẫng cho các cổ động viên yêu bóng đá.

Luật vòng bảng

Vòng loại U23 châu Á 2020 quy tựu 44 đội tuyển từ các quốc gia và được chia thành 11 bảng đấu.

Các trận đấu ở 11 bảng vòng loại này sẽ bắt đầu diễn ra từ ngày 22-26/3/2019. Bảng K do Việt Nam đăng cai sẽ được tổ chức ở SVĐ Thống Nhất.

Theo luật giải đấu U23 châu Á tại vòng bảng, sau 3 lượt trận, 11 đội dẫn đầu mỗi bảng đồng thời 4 đội xếp nhì với thành tích tốt nhất sẽ có suất dự vòng chung kết tại Thái Lan.

Luật ở vòng chung kết

Các đội bóng được chọn nêu trên giành quyền tham gia vòng chung kết sẽ lần lượt  bốc thăm để chia làm 4 bảng. Theo luật giải U23 châu Á, các đội thi đấu vòng tròn 3 lượt để chọn ra hai đội nhất và nhì của mỗi bảng bước vào vòng loại trực tiếp.

Cũng giống như luật bóng đá 5 người hay các luật khác, các vòng trong bao gồm Tứ kết, Bán kết và Chung kết. 

Thường thì ba hoặc bốn sân vận động tại ít nhất hai thành phố là đủ để tổ chức các trận đấu thuộc  giải U23 châu Á.

Nhìn lại hành trình U23 Việt Nam tại Thường Châu năm 2018

Trước giải đấu

Trước khi giải đấu U23 châu Á diễn ra, chẳng cổ động viên nào có thể nghĩ được rằng một HLV người Hàn Quốc- Park Hang Seo đến Việt Nam  khi mà bóng đá Việt Nam vẫn chìm sâu trong những thất bại, nhiều cầu thủ Việt Nam đã từng tủi hổ rời SEA Games 29 lại có thể lột xác, tung hết kỹ thuật, nhiệt huyết và đam mê để tạo nên cả một kỳ tích để đời. Không một cổ động viên nào có thể lường trước rằng, một đội tuyển Việt Nam từng ngụp lặn ở giải ao làng có thể ngoan cường tiến vào Tứ kết, Bán kết, rồi trận Chung kết lịch sử.

Trong giải đấu

Trong thời gian trận đấu diễn ra, ta có thể dễ dàng cảm nhận được hàng triệu triệu con tim yêu bóng đá đang hòa làm một, để cổ vũ tinh thần cho những chiến binh áo đỏ đang chinh chiến ở nơi xa.  Nhà nào cũng treo cờ Tổ quốc nhưng lại chẳng có mấy chiếc xe đang chạy, đường phố vắng hoe. Đúng là đã rất lâu chúng ta mới được chứng kiến những cảnh ấy, chứng kiến cả Việt Nam ngập tràn trong sắc đỏ

U23 Việt Nam tại Thường Châu
U23 Việt Nam tại Thường Châu

Cổ động viên khắp nơi đã  reo hò ăn mừng khi Quang Hải thực hiện thành công cú sút phạt “cầu vồng trong tuyết” để đời. Rồi sau đó lặng đi khi U23 Uzbekistan ghi bàn trong những giây cuối cùng của hiệp phụ thứ hai. Đâu chỉ có sự lặng im chết người, những tiếng khóc nấc sụt sùi, những sự thở dài đầy tiếc rẻ. Phải, huy chương vàng đang ở rất gần, rất gần rồi, nhưng chỉ một vài phút cuối, chúng ta đã thua, và theo luật giải U23 châu Á, chúng ta đã vuột mất vị trí quán quân vào tay đội bạn.

Những hình ảnh khó quên

Nhưng không, các cầu thủ của chúng ta không hề thua, hay chỉ là họ đã kém may mắn, đã thua đối phương về thể lực, về sự chịu đựng thời tiết, nhưng mãi mãi họ vẫn là người hùng trong lòng người hâm mộ và cộng đồng yêu bóng đá. 

Sau này, đội tuyển chúng ta đã thừa thắng xông xáo trên nhiều mặt trận, nhiều giải đấu lớn, thu về không ít thành tựu lớn nhỏ đáng tự hào. Nhưng sắc đỏ của áo cầu thủ, sắc đỏ của lá cờ Duy Mạnh đã cắm trên một gò tuyết, màu đỏ thiêng liêng ấy trộn lẫn với màu trắng của tuyết Thường Châu năm nào, mãi mãi là hình ảnh không thể nào quên.

Duy Mạnh cắm cờ lên gò tuyết
Duy Mạnh cắm cờ lên gò tuyết

Lời kết: Trên đây là tổng hợp của chúng tôi về giải U23 châu Á cũng như luật giải U23 châu Á. Chúng tôi mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho các bạn. Và hãy cùng nhau dõi theo các chàng trai U23 Việt Nam tại giải U23 châu Á 2020 nhé.

Kubet