Cách chọn nguồn máy tính phù hợp với từng nhu cầu sử dụng

Nếu bạn đang có nhu cầu build một dàn PC dù để chơi game hay phục vụ cho công việc thì việc tìm hiểu về các linh kiện cũng rất quan trọng. Nhất là nguồn máy tính, nếu không biết cách chọn thì dàn máy không đạt được công suất như mong muốn và rất dễ phát sinh những lỗi nghiêm trọng như cháy board hay giảm hiệu suất máy. Sau đây là hướng dẫn chi tiết chọn nguồn máy tính hiệu suất sử dụng tốt, độ ổn định cao.

Các loại nguồn máy tính

Nguồn máy tính (PSU) là thiết bị giúp chuyển đổi dòng điện xoay chiều từ điện lưới thành dòng điện một chiều để cung cấp cho các linh kiện điện tử trong bộ máy tính. Đây là một trong những bộ phận quan trọng nhất và có thể xem là “trái tim” của bộ PC.

Nếu chọn nguồn máy tính không đủ công suất thì sẽ dẫn đến những tình trạng khó chịu như máy tự khởi động lại, đứng máy khi chạy phần mềm nặng, màn hình vỡ ảnh,… hay thậm chí là khiến main bị rộp và làm giảm tuổi thọ của dàn máy.

Khi mua nguồn máy tính, kích thước nguồn là yếu tố không thể bỏ qua. Kích thước nguồn chuẩn và phổ biến nhất là ATX. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn lắp một dàn máy nhỏ gọn hơn thì có thể chọn loại nguồn như SFX và SFX-L.

cách chọn nguồn máy tínhKích thước ba chiều dài x rộng x cao của nguồn cần phải đối chiếu dựa theo dạng vỏ máy để tránh tình trạng thiếu hụt không gian. Do đó, nên chọn nguồn dựa trên nhu cầu, sở thích và điều kiện thực tế của chính bạn.

Hướng dẫn chọn nguồn cho máy tính

Biết máy tính cần bao nhiêu Watt

Khi chọn nguồn máy tính, bạn có để ý thấy có thông tin ghi “550 Watt” trên vỏ nguồn không? Đó chính là công suất của nguồn máy tính và chỉ số Watt càng cao thì máy hoạt động càng ổn định. Tuy nhiên, nếu xét trên tiêu chí cầu hình thì một bộ nguồn với công suất lớn thì không cần thiết đối với máy chỉ sử dụng core i3.

Sau đây là một số cấu hình tham khảo:

  • Nguồn 300 -3 50W: Sử dụng cho máy có CPU lõi đơn hoặc lõi kép, 1 thanh RAM, đồ họa tích hợp, 1-2 ổ cứng.
  • Nguồn 350 – 450W: Sử dụng cho máy có CPU lõi kép, 2 thanh RAM, card đồ họa tầm thấp, 2 ổ cứng.
  • Nguồn 500 – 550W: Sử dụng cho máy có CPU lõi tứ, 2-4 thanh RAM, card đồ họa tầm trung, 2-4 ổ cứng.
  • Nguồn 600-750W: Sử dụng cho máy có CPU lõi tứ, 4 thanh RAM, card đồ họa tầm cao, 4 ổ cứng.
  • Trên 750W: Sử dụng cho các hệ thống chạy 2 CPU và nhiều card đồ họa.

Cần chọn nguồn có công suất phù hợp. Nếu công suất quá thấp so với nhu cầu sẽ không đảm bảo dàn máy hoạt động ổn định Hoặc quá thì gây lãng phí không cần thiết. Tt61 nhất là nên cộng thêm khoảng 150 – 200 W để dành cho nhu cầu nâng cấp.

thương hiệu bộ nguồn máy tính
Biết máy tính cần bao nhiêu Watt

Chú ý đến hiệu suất của bộ nguồn

Hiệu suất chuyển đổi nguồn điện cũng là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Thông số này được tính bằng hiệu số giữa công suất cung cấp và công suất tiêu thụ của bộ nguồn. Mọi thiết bị sử dụng chuyển đổi điện năng đều không thể đạt được mức hiệu suất 100%.

Chủ yếu năng lượng thất thoát là do chuyển đổi thành các dạng khác như cơ năng, nhiệt năng, từ trường, điện trường… Đối với bộ nguồn máy tính thì năng lượng tiêu hao dưới dạng nhiệt năng và từ trường, điện trường.

Để đáp ứng nhu cầu của người dùng, chuẩn 80 Plus được ra đời để tăng hiệu suất của máy và tiết kiệm đại. Có thể hiểu nôm na là bộ nguồn đạt chuẩn 80 Plus có hiệu suất chuyển đổi từ 80% trở lên. Có nhiều lựa chọn dành cho bạn từ 80 Plus White đạt 80% tới 80 Plus Titanium có thể đạt tới 90 – 96%.

80 plus
Hiệu suất nguồn theo chuẩn 80 Plus

Chọn nguồn như thế nào còn tùy vào thời gian sử dụng mỗi ngày. Ví dụ nếu sử dụng liên tục 12 giờ ngày này qua ngày khác thì nên chọn chuẩn 80 Plus cao nhất mà ngân sách đáp ứng được. Còn nếu chỉ sử dụng máy vài giờ mỗi ngày thì chỉ cần chọn loại hiệu suất trung bình là được.

Modular power supply là gì?

Modular power supply là  từ dùng để chỉ thiết kế cáp kết nối của nguồn. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của từng cá nhân, các dạng dây kết nối được ra đời. Chủ yếu có ba dạng chính đó là:

  • Non-modular: Loại phổ biến nhất, giá rẻ nhất với dây được hàn vào bo mạch trong bộ nguồn.
  • Full-modular: Loại dây có thể cắm và tháo tách rời riêng biệt với bộ nguồn.
  • -Semi-modular :Loại kết hợp non-modular và full-modular với dây những phần quan trọng như CPU, main hay VGA được hàn và các dây còn lại dạng cáp rời.
Modular power supply là gì
Modular power supply là gì?

Tìm PSU vừa chuẩn

Nói chung, tùy theo nhu cầu mà bạn chọn nguồn máy tính phù hợp. Tuy nhiên, một bộ nguồn tốt cần đáp ứng những tiêu chí sau:

  • Điện áp đầu ra ổn định: Điện áp không bị nhiễu và dao động không qua 5% so với điện áp danh định của bộ nguồn.
  • Hiệu suất cao: Đạt chuẩn 80 Plus với mức hiệu suất > 80%.
  • Không gây nhiễu: Không tạo ra nhiều điện trường, từ trường gây hỏng linh kiện và ảnh hưởng đến những bộ phận xung quanh.
  • Hoạt động ổn định: Không rung, ít ồn, ít tỏa nhiệt.
  • Hoạt động bền bỉ: Sử dụng ổn định trong thời gian dài.
  • Dải điện áp đầu vào rộng: Chịu được điện áp 90 đến 260Vac, tần số 50/60 Hz.

Cách lắp nguồn vào thùng máy

Sau khi chọn nguồn máy tính, bạn cần phải biết cách lắp nó vào trong thùng máy. Yếu tố cần quan tâm là dây cắm kết nối nguồn với các chi tiết khác trong máy. Cái này thì bạn có thể yên tâm vì dây cắm bộ nguồn được đánh dấu bằng những màu sắc cụ thể như dây màu vàng (+12V, -12V),  dây màu đỏ (+5V, -5V), dây đen (Ground), dây màu tím (5V standby) dây màu cam (+3.3V),… với các loại chân cắm cơ bản sau:

kích thước nguồn
Cách lắp nguồn vào thùng máy
  • Chân cắm Molex: Sử dụng cho các loại đĩa cứng, ổ đĩa quang, quạt tản nhiệt, card đồ họa,…
  • Chân cắm Motherboard: Gồm 20 – 24 chân cắm vào bo mạch chủ tùy vào bạn dùng loại dùng 20 hay 24 chân.
  • Chân cắm CPU: Dây màu vàng có mức điện áp +12V với hai loại đầu cắm 4 chân và 8 chân.
  • Chân cắm cắm cho ổ cứng: Gồm 4 chân.
  • Chân cắm cho ổ đĩa mềm: Gồm 4 chân.
  • Chân cắm  ổ quang giao tiếp SATA: Gồm 4 dây.
  • Chân cắm cho các card đồ hoạ cao cấp: Gồm 6 chân.

Nên mua nguồn máy tính hãng nào?

Khi mua bộ nguồn, thương hiệu là một trong những yếu tố bạn không nên bỏ qua. Phân khúc giá khá đa dạng bao gồm:

  • Thương hiệu cao cấp: Những cái tên nổi tiếng như Seasonic, Silverstone, Antec và Corsair chuyên cung cấp bộ nguồn chất lượng cao. Những hãng này sử dụng linh kiện cao cấp nhưng giá khá đắt so với những thương hiệu khác.
  • Thương hiệu tầm trung: Những cái tên như FSP, Acbel, Cooler Master và Thermaltake chuyên cung cấp bộ nguồn với giá thành hợp lý. Tuy không sử dụng linh kiện cao cấp nhưng chất lượng bộ nguồn vẫn đảm bảo.
  • Thương hiệu tầm thấp: Những thương hiệu như Huntkey, Arrow và Golden Field chuyên cung cấp sản phẩm giá rẻ. Tuy vừa đủ đạt tiêu chuẩn ATX nhưng bộ nguồn không đạt công suất định danh.

nguồn máy tính mua loại nào

Trong đó, những thương hiệu được đánh giá cao bao gồm: Seasonic, Silverstone, Antec, Corsair, FSP, Acbel, Cooler Master, Thermaltake, AmacroX, Delta và Gigabyte. Công suất của bộ nguồn đúng chuẩn theo thông số định danh ghi trên sản phẩm.

Thay nguồn máy tính giá bao nhiêu

Chi phí thay nguồn máy tính phụ thuộc vào công suất của bộ nguồn. Nếu bộ nguồn công suất 450W thì giá dao động từ 230.000 – 500.000 VNĐ. Nếu bộ nguồn công suất từ 600W thì giá sẽ từ 440.000 – 1.500.000 VNĐ.

Tóm lại, nên chọn nguồn máy tính dựa trên nhu cầu của mình và mua sản phẩm từ các hãng uy tín. Chọn loại có công suất đáp ứng đủ yêu cầu của các linh kiện trong máy và chọn nguồn đạt chuẩn 80 Plus để tiết kiệm điện.

Kubet